Cấu trúc chính nội dung hồ sơ năng lực công ty xây dựng

Nội dung chính

Hồ sơ năng lực ngành xây dựng là một yếu tố không thể thiếu, thường được sử dụng trong việc mời thầu của công ty. Ngoài các thông tin cơ bản như sứ mệnh, lịch sử hình thành, giá trị cốt lõi… cấu trúc nội dung profile công ty xây dựng muốn tác động hiệu quả đến đối tác nên chứa đựng những thông tin giải thích về dịch vụ của công ty, khả năng và nguồn lực của mình cùng với sự ổn định tài chính.  

Nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp thi công xây dựng, hãy tham khảo những bí quyết được đúc rút từ nhiều năm kinh nghiệm của Vnetcom và cùng sáng tạo nên những nội dung ấn tượng cho bộ hồ sơ năng lực của công ty.

aqh4

1. Khái quát, tổng quan về năng lực công ty xây dựng 

Dù đó là công ty gia đình, công ty tư nhân hay một tổ chức nhà nước thì việc cho khách hàng thấy được số năm kinh doanh cụ thể, quy mô của công ty về doanh thu và số lượng nhân viên là một điều cần thiết và khôn ngoan.

Đầu tiên, bạn hãy phác thảo cơ cấu quản lý của công ty để chứng minh năng lực. Cụ thể là tiểu sử của các thành viên trong nhóm điều hành chủ chốt với những kinh nghiệm chi tiết trong ngành xây dựng. Đưa ra những con số ấn tượng về tài chính cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn gần đây. Đặc biệt, sẽ thuyết phục khách hàng hơn khi bạn bổ sung vào đó những biện pháp giúp công ty duy trì ổn định trong thời kỳ suy thoái kinh tế. 

Kèm theo là những dự án lớn mà công ty đã thực hiện. Với từng dự án, bạn nên tập trung mô tả các mục tiêu, thách thức và thành tựu của nó để đáp ứng được thời gian và ngân sách đề ra. Bao gồm cả danh tiếng của kiến trúc sư, chuyên gia tư vấn và các công ty dịch vụ chuyên nghiệp khác tham gia vào dự án. Và đừng quên hứa hẹn những “con cá lớn” mà công ty của bạn sắp triển khai.

2. Nội dung pháp lý cần có trong hồ sơ năng lực công ty xây dựng

Thể hiện tính chất đặc thù của các công ty xây dựng, việc chuẩn bị tốt giấy tờ pháp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn “đứng vững” trước pháp luật. Cụ thể, trong hồ sơ năng lực công ty xây dựng không thể thiếu đơn xin dự thầu hoặc văn bản giới thiệu chung nhất về đơn vị; các văn bản pháp lý cơ bản như quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các văn bản chuyển đổi hình thức doanh nghiệp hoặc các quyết định công nhận tương tự…

 3. Thành tích nổi bật của công ty xây dựng trong hồ sơ năng lực

1-6

Sau khi thể hiện năng lực cơ bản của công ty, thành tích nổi bật chính là “cú hích” cuối cùng để “đánh gục” khách hàng. Hãy mạnh dạn phô bày hết thảy những bằng khen, giải thưởng ghi nhận sự nỗ lực của công ty trong suốt thời gian qua. Cộng với những hình ảnh chân thực xuất hiện ngay bên câu chữ, đó như là một cách bồi đắp lòng tin cho khách hàng đối với dịch vụ mà công ty hướng tới.

Cảm nhận của khách hàng cũng chính là một dạng thành tích, đặc biệt khi đối tượng khách hàng đang sở hữu thương hiệu mà nhiều người biết đến. Hãy lập một danh sách các đơn vị công nhận chất lượng công trình được tạo nên bởi công ty bạn. Điều này đảm bảo sẽ có tác động không nhỏ nhằm củng cố niềm tin với đối tác.

Đối với doanh nghiệp thi công xây dựng, cấu trúc hồ sơ năng lực cũng có nhiều cách thể hiện khác nhau. Song những chia sẻ trên của Azprofile  hy vọng “đánh trúng” nguyện vọng và giúp ích bạn trong việc quảng bá hình ảnh công ty. 

Bài viết của Phương Mai- Copywriter Vnetcom Marketing Online

Quý khách có nhu cần tư vấn về dịch vụ thiết kế hồ sơ năng lực vui lòng liên hệ : 0918589.666  ( Mr Nguyễn Hoàng Văn )

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Bạn cần một bản thiết kế chuyên nghiệp?

  • Chúng tôi tự tin với chính sách giá của mình nhờ vào mô hình vận hành tinh gọn
  • Liên hệ ngay để nhận được mức giá tốt nhất!
  • CHIẾT KHẤU ĐẾN 35%
Scroll to Top